V-League có bao nhiêu vòng đấu, cách xếp hạng các đội bóng tham gia như thế nào? Đây chắc hẳn đang khiến nhiều người thắc mắc và tò mò, vậy cùng nhau đi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé.
Giải đáp nhanh V-League có bao nhiêu vòng đấu?
Theo tìm hiểu, số vòng đấu tại giải bóng đá vô địch quốc gia V.League sẽ phụ thuộc vào tổng số lượng Câu lạc bộ bóng đá tham dự giải. Ở trong 2 mùa giải bóng đá chuyên nghiệp lần đầu tiên được tổ chức (2000-2001 & 2001-2002) đã có tổng 10 câu lạc bộ tham gia V.League. Từ sau mùa giải năm 2003, số lượng những đội bóng tham gia tranh kết quả bóng đá tại giải V.League đã tăng lên là 12 đội bóng.
Năm 2006, lần đầu tiên ở trong lịch sử giải bóng đá V.League có tổng 14 đội tuyển tham gia tranh tài ở giải đấu hạng nhất của giải đấu bóng đá Việt Nam.
Mùa giải 2020 có đúng 14 câu lạc bộ tuyển tham gia, con số này đã luôn được giữ nguyên từ mùa giải năm 2015 cho đến nay. Nhưng đã có một số những thay đổi ở trong thể thức thi đấu, giải V.League 2020 có tổng cộng 26 vòng đấu. Tại giải đoạn 1 diễn ra 13 vòng đấu trong khi giai đoạn 2 sẽ có 7 vòng đấu của Top 8 đội bóng mạnh nhất và 5 vòng đấu của Top đội tranh suất trụ hạng.
Cách thức xếp hạng các câu lạc bộ tại V-League
Dựa vào kết quả thi đấu của các đội trong các vòng đấu của giải, bảng xếp hạng của giải đấu sẽ căn cứ dựa theo số điểm mà các đội bóng ghi được và xếp theo thứ tự từ trên cao đến thấp. Trong trường hợp có 2 hoặc nhiều câu lạc bộ có cùng điểm số với nhau thì ban tổ chức giải sẽ xét đến những chỉ số phụ như sau:
– Kết quả đối đầu trực tiếp.
– Hiệu số bàn thắng bại.
– Tổng số bàn thắng ghi được.
Trong mùa giải năm 2020, chỉ có duy nhất một đội bóng bị xuống hạng và chỉ có đội giành chức vô địch tại Giải hạng Nhất được thăng hạng lên chơi tại đấu trường tại V-League. Giải VĐQG Việt Nam được chú ý cả ngoài đời và trên bảng ty le keo trực tuyến bởi tính cạnh tranh nội bộ
Lịch sử giải bóng đá V-League
Giải vô địch bóng đá A1 toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1980 với sự góp mặt của 17 đội được chia ra thành 3 khu vực. Đội xếp đầu bảng ở mỗi khu vực sẽ giành quyền vào chơi tại vòng chung kết để xác định được nhà vô địch của mùa giải. Đội bóng Tổng Cục Đường Sắt đánh bại đối thủ Công An Hà Nội và Hải Quan để chính thức bước lên ngôi vô địch quốc gia đầu tiên trong lịch sử bóng đá Việt Nam.
Thể thức chia thi đấu khu vực diễn ra cho đến năm 1995 và đã được thay đổi sang thể thức thi đấu vòng tròn chia 2 lượt đi và về được giữ nguyên cho đến ngày nay. Riêng mùa giải 1996, sau khi giải thi đấu theo thể thức vòng tròn tính điểm 2 lượt đi và về, 6 đội xếp đầu bảng đá vòng tròn 1 lượt tranh giành chức vô địch, 6 đội ở cuối bảng sẽ thi đấu theo thể thức giống như vậy để chọn ra 2 đội xuống hạng.
Từ năm 1997 đến nay, thể thức thi đấu vòng tròn lượt đi và về được áp dụng vào giải đấu. Tùy vào số lượng đội tham dự mà có mùa giải sẽ tìm được ra 1 đội xuống hạng, ngoài ra cũng có thể là 2-3 đội xuống hạng sau khi thời gian thi đấu mùa giải kết thúc.
Năm 2000, giải vô địch quốc gia bắt đầu hoạt động theo mô hình chuyên nghiệp và được đổi tên thành V.League. Đến năm 2012, sau hàng loạt những cáo buộc liên quan đến công tác trọng tài, 6 đội bóng gồm Đồng Tâm Long An, Hoàng Anh Gia Lai, Hà Nội ACB, Vissai Ninh Bình, Khatoco Khánh Hòa and Lam Sơn Thanh Hóa dọa sẽ bỏ giải để thành lập giải đấu mới cho mùa giải 2012. Chủ tịch CLB Hà Nội ACB lúc bấy giờ là Nguyễn Đức Kiên là người có phản ứng quyết liệt nhất.
Sau cuộc họp vào ngày 29/9/2011, đại diện của VFF, các CLB tại V.League và giải hạng Nhất đã thống nhất về việc xin cấp phép hoạt động cho VPF. VFF được nắm giữ 36% cổ phần và số phần trăm còn lại chia đều cho các CLB tham gia giải đấu.
Năm 2012, khi VPF điều hành giải đấu, V.League ban đầu được đổi tên thành Super Liga. Tuy nhiên tên gọi này không tồn tại được lâu trước sự phản đối quyết liệt từ VFF và Tổng cục Thể dục Thể thao. Sau đó giải được đổi tên là V.League 1 và giải hạng Nhất được đổi tên là V.League 2.
Trên đây là những giải đáp thắc mắc V-League có bao nhiêu vòng đấu và cách thức xếp hạng các CLB của giải đấu được chúng tôi gửi đến quý vị khán giả.